Nếu bạn đang có ý định xây một căn nhà nuôi yến để thành công, đạt hiệu quả cao, mang lại lợi ích kinh tế nhanh mà không biết mình sẽ bắt đầu từ đâu, và chưa nắm được tổng chi phí xây nhà nuôi yến là bao nhiêu để lên kế hoạch đầu tư cho phù hợp. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những lưu ý khi xây nhà yến 100m2, đặc biệt với nhà kích thước phổ biến hiện nay.

Thị trường hiện nay rất nhiều công ty xây dựng với kỹ thuật thi công tiên tiến khác nhau, mỗi bên đều có quy trình thi công cũng như vật liệu xây nhà yến khác nhau. Tùy theo nguồn vốn bạn có, hay vào vùng miền có khí hậu khác nhau thì những căn nhà yến sẽ được thiết kế khác nhau cho phù hợp với điều kiện kinh tế.

Xây nhà nuôi yến đúng kỹ thuật thì tỷ lệ chim yến sẽ vào ở là rất cao và chắc chắn các bạn sẽ thành công. Nếu biết đầu tư xây dựng năm đầu tiên nhà nuôi yến sẽ đạt từ 100 đến 200 con là thành công rực rỡ, số lượng thực tế còn tùy thuộc vào vị trí địa lý nơi đặt nhà, coi như chúng ta đã thành công bước đầu tiên, chuyển sang kỹ thuật tiếp theo để nhà chim phát triển bầy đàn số lượng lớn, thu hồi vốn nhanh và sinh lời.

1. Các bước tiến hành đầu tư xây dựng nhà nuôi yến

Loài chim yến ở nước ta hiện nay sinh sống hầu hết khắp khu vực miền trung đi vào các tỉnh miền đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ… những nơi này đều có mật độ chim yến cao, có thể xây dựng nhà nuôi yến đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trước khi bắt tay vào xây dựng nhà nuôi yến các bạn cần chú ý các bước sau cũng như tổng chi phí xây nhà yến là bao nhiêu để chuẩn bị ngân sách cho phù hợp.

  • Thứ nhất: Khảo sát địa điểm, vị trí chuẩn bị xây nhà nuôi yến xem nơi đây có nhiều hay ít chim yến sinh sống, có đáng để đầu tư không. Đây là bước rất quan trọng, là tiền đề để bước tiếp những bước tiếp theo, nếu vị trí bạn xây dựng mà không có hay quá ít chim yến thì việc bạn thu hút nhiều chim yến về nhà rất khó thực hiện được, đầu tư sẽ thành công cốc.
  • Thứ hai: Khảo sát thực tế các nhà nuôi yến trước đó của công ty mình lựa chọn xây dựng để xem xét đánh giá hiệu quả của những nhà yến đã được xây dựng trước đó hiệu quả như thế nào, nghe trực tiếp ý kiến khách quan về chất lượng và hiệu quả đầu tư của các chủ đầu tư trước đó. Từ đó chúng ta mới có được cái nhìn tổng quan, đánh giá được năng lực của công ty đó.
  • Thứ ba: Hoàn thiện bản vẽ thiết kế nhà nuôi chim yến, các văn bản giấy tờ liên quan, hồ sơ kỹ thuật liên quan.
  • Thứ tư: Thi công và giám sát thi công.
  • Thứ năm : Lắp đặt kỹ thuật, chạy thử nhà nuôi yến.
  • Thứ sáu: Đưa công trình vào sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình định kỳ.

Lưu ý hiện nay rất nhiều nhà nuôi yến sau vài năm hoạt động không đạt hiệu quả, do lỗi kỹ thuật dẫn đến thất bại trầm trọng chủ yếu do chủ đầu tư tự đi mua vật tư thiết bị về làm, kỹ thuật xây dựng và lắp đặt sao chép từ những nhà yến tương tự, kỹ thuật về cả  âm thanh, mùi bầy đàn,... hầu như đều không ổn. Việc sửa chửa đi sửa chữa lại như này rất  tốn kém tiền bạc và mất rất nhiều công sức so với việc thuê tư vấn, kỹ sư chuyên nghiệp thiết kế chuẩn cho ngôi nhà ngay từ đầu. Có thể một căn nhà nuôi yến bạn tự làm sẽ giảm được vài chục triệu tiền thuê tư vấn trước mắt nhưng cái vô hình sau này bạn mất đi bạn không thể lường trước được về cơ hội niềm tin và gánh nặng chi phí tiền bạc do hỏng hóc, sửa chữa, sai về kỹ thuật căn bản.

2. Các gói chi phí xây nhà nuôi yến tùy theo nhu cầu

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty báo giá chi phí xây nhà nuôi yến với các gói giá khác nhau, thông thường có 3 gói dịch vụ thiết kế thi công nhà yến trọn gói tùy theo khu vực, vùng miền khác nhau sẽ có báo giá khác nhau như sau:

  • Gói 1: Thi công xây dựng nhà nuôi yến trọn gói từ 3.000.000 đồng/m2 đến 3.350.000 đồng/m2.
  • Gói 2: Thi công trọn gói thiết bị nhà nuôi chim yến từ 900.000 đồng/m2 đến 1.200.000 đồng/m2.
  • Gói 3: Thi công lắp đặt thiết bị nhà yến (với thiết bị gia chủ tự mua): 25.000.000 đồng/sàn 100m2 (dưới 100m2 vẫn tính là 100m2).

3. Chi phí gia cố móng nhà nuôi yến

Hiện nay những nhà nuôi yến thường được xây dựng tại nơi đất nông nghiệp mềm, chúng ta cần gia cố móng để nhà kiên cố chắc chắn, ngăn chặn nguy cơ bị sạt lún, nứt tường nhà, gây giảm tuổi thọ của nhà. Thường có 3 phương pháp gia cố được sử dụng.

  • Đóng cọc cừ tràm: Một số khu vực đất tốt có thể sử dụng giải pháp móng đơn hay móng băng. Giá cừ tràm không thấp, khoảng 18.000 đồng 1 cây 5m, nhưng phải đào sâu đến 1,8 - 2,2m dễ ảnh hưởng đến công trình lân cận.
  • Cọc nhồi: Quy trình thi công là khoan tạo lỗ sau đó đặt lồng thép rồi đổ bê tông trực tiếp vào. Cọc thường có đường kính từ 30 – 40 cm, giá khoảng 300.000 đồng trên 1 mét dài.
  • Cọc ép: Cọc vuông bê tông cốt thép đúc sẵn, kích thước trung bình 25x25cm, dài khoảng 11m, giá khoảng 160.000 đồng trên 1 mét cọc.

4. Chi phí xây nhà nuôi yến 2 tầng diện tích 100m2

Chi phí xây dựng nhà nuôi yến có mức đầu tư là bao nhiêu, bao gồm những vật liệu như thế nào chúng tôi sẽ thể hiện ngay dưới đây.

Công thức tính = Đơn giá (m2/sàn) x Diện tích sàn. Chi phí xây dựng nhà yến 2 tầng diện tích 100m2/sàn (5x20m) sẽ có mức chi phí đầu tư là:

  • Tiền khảo sát địa điểm: 2.000.000 đồng/ngày ( Phần chi phí này sẽ được hoàn lại 100% khi bạn ký hợp đồng thi công với công ty).
  • Tham quan nhà yến của công ty: Không mất phí.
  • Tiền thi công trọn gói nhà nuôi yến sử dụng móng đơn: 3.350.000 x (30 + 100 + 90 + 50 + 10 ) = 938.000.000 đồng
  • Tiền thi công trọn gói nhà nuôi yến sử dụng móng cọc: 3.350.000 x (50 + 100 + 90 + 50 + 10 ) = 1.005.000.000 đồng. Chi phí này chưa bao gồm phần cọc ép.

Chi phí xây dựng trên chỉ mang tính chất tham khảo vì giá cả sẽ thay đổi tùy vào khu vực, vị trí nhà yến xây dựng cụ thể, bản vẽ thiết kế nhà nuôi yến như thế nào sẽ có mức giá chi tiết thi công khác nhau. 

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

[HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ] Bạn nhận được tư vấn miễn phí và 10 báo giá thi công phần thô hoặc trọn gói từ các nhà thầu uy tín trong khu vực. Thỏa sức lựa chọn nhà thầu uy tín với chi phí thấp nhất.

Mọi tư vấn được tài trợ 100% bởi Xây Dựng Số.