Chi phí xây nhà cấp 4 gác lửng năm 2021 là bao nhiêu?
Xây dựng ngôi nhà cho gia đình là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư, tính toán kỹ lưỡng. Mỗi người gần như chỉ có một lần xây nhà trong đời. Vì vậy, trước khi bắt tay vào xây nhà, bạn cần phải có những phương án thi công rõ ràng. Bạn cần có kế hoạch chi tiết để hạn chế những bất trắc có thể xảy đến làm ảnh hưởng đến việc thi công nhà của mình.
Chi phí xây nhà cấp gác lửng hết bao nhiêu tiền có thể đang là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ muốn xây nhà cấp 4 có tính chất rẻ và đẹp như này. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí, diện tích, vật liệu sử dụng, đơn vị thi công,…
Nhà cấp 4 là loại công trình được xây theo dạng thấp tầng, thường là 1 tầng. Nhà cấp 4 có gác lửng chính là nhà cấp 4 có kết hợp với một tầng lửng. Tầng lửng là một tầng trung gian, nó nằm giữa các tầng của một tòa nhà chính, thông thường là ngay tầng 1. Khu vực tầng lửng thường không được tính vào trong số các tầng tổng thể của nhà.
Ưu điểm của loại hình nhà cấp 4 có gác lửng
Như đã nêu đến ở trên, nhà cấp 4 có gác lửng được rất nhiều gia chủ lựa chọn. Chính bởi vì nó sở hữu những ưu điểm vô cùng vượt trội.
- Đầu tiên, thiết kế gác lửng sẽ giúp tăng diện tích và không gian sử dụng cho ngôi nhà. Đây chính là ưu điểm nổi trội nhất mà ta có thể thấy ngay được. Nếu so sánh với nhà cấp 4 đơn thuần chỉ có 1 mặt sàn để bố trí công năng sử dụng thì việc có thêm một tầng lửng là điều vô cùng hữu ích. Không gian sinh hoạt của gia đình sẽ được mở rộng vừa tiết kiệm không gian phía trên vừa không bị chật chội, khó chịu.
- Tiếp theo, không gian gác lửng có thể được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau. Gia chủ có thể sử dụng tầng lửng để bố trí các không gian sinh hoạt như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng giải trí.. cũng có thể sử dụng làm kho chứa đồ cho cả gia đình.
- Cuối cùng, không gian gác lửng có thể trở thành điểm nhấn của ngôi nhà cấp 4. Không chỉ được sử dụng làm không gian sinh hoạt, tầng gác lửng có thể được đầu tư thiết kế để trở thành điểm nhấn cho ngôi nhà. Với cách thiết kế và bố trí mới lạ đặc biệt bắt mắt nơi gác lửng vừa làm cuộc sống của bạn thêm phần tiện nghi lại vừa khiến cho ngôi nhà bạn trở nên đặc sắc thú vị hơn.
Những hạn chế khi bố trí gác lửng tại nhà cấp 4
Đó là những ưu điểm có được khi thiết kế gác lửng cho không gian nhà cấp 4. Bên cạnh đó, ta không thể loại trừ những hạn chế của không gian này.
- Thứ nhất, việc bố trí đèn điện tại khu vực gác lửng có chút khó khăn. Độ cao của tầng gác lửng bị giới hạn nên khu vực này thường sẽ thấp do đó để bố trí được đèn chiếu sáng, đặc biệt là đèn trang trí sẽ trở nên khó khăn, càng không thể lắp đặt hệ thống đèn chùm để trang trí cùng chiếu sáng nó có thể trở nên lạc điệu vì không phù hợp với chiều cao, dễ va phải người.
- Thứ hai, trang trí không gian gác lửng như thế nào cho hài hòa hợp lý cũng là câu hỏi khó đối với các gia chủ. Bố trí nội thất cùng đồ dùng trang trí cho cả ngôi nhà và cho gác lửng nói riêng là điều vô cùng quan trọng. Nhưng đây là không gian tương đối hẹp và thấp nên việc trang trí phải vô cùng thận trọng. Các bạn nên lựa chọn kiểu cách nhẹ nhàng, đơn giản mang nét cá tính riêng của không gian gác lửng.
Một số lưu ý khi thiết kế nhà cấp 4 có gác lửng
Để không gian thiết kế nhà cấp 4 có gác lửng trở nên hoàn mỹ và tối ưu nhất, gia chủ cần lưu ý những nội dung dưới đây.
- Chiều cao của không gian gác lửng cần được tính toán hợp lý. Thông thường, chiều cao lý tưởng nằm trong khoảng 2,5m đến 2,8m. Việc xác định đúng chiều cao sẽ làm cho không gian của ngôi nhà không bị quá tù túng mà trông rất thông thoáng. Đồng thời, với chiều cao hợp lý thì việc bố trí nội thất, trang trí không gian sinh hoạt cũng trở nên dễ dàng hơn.
- Một lưu ý rằng ta không nên bố trí hệ thống chiếu sáng, đặc biệt là đèn trần quá cầu kỳ tại khu vực này. Nó có thể làm cho cuộc sống của con người trở nên bất tiện, khung cảnh bí bách không hài hòa.
- Cuối cùng, không nên bố trí quá nhiều vật dụng tại không gian gác lửng của nhà cấp 4 do chiều cao và diện tích tương đối thấp để đảm bảo tính thẩm mỹ cùng chức năng của nó. Những vật dụng trang trí cũng như đồ dùng nội thất không cần thiết cũng nên lược bớt.
Trên đây là những thông tin cơ bản về việc thiết kế và bố trí khu vực gác lửng tại nhà cấp 4. Chúng ta sẽ đến với những nội dung liên quan đến tính toán chi phí xây dựng nhà ở cấp 4 có gác lửng.
Cách tính chi phí xây dựng nhà cấp 4 gác lửng hiện nay
1. Tính toán diện tích xây dựng:
- Móng: tính bằng 50% giá.
- Tầng trệt: tính bằng 100% giá ( không bao gồm móng).
- Mái: tính bằng 30% mái tôn; 50% mái ngói hệ vì kèo và 70-100% mái ngói đổ bê tông.
2. Đơn giá tính trên 1 mét vuông:
- Nhà ở thường
- Vật tư trung bình: 5.000.000 đồng /m2.
- Vật tư khá : 5.500.000 đồng /m2.
- Vật tư tốt: 6.000.000 đồng /m2.
Lưu ý: Trên đây là đơn giá xây nhà cấp 4 có gác lửng trọn gói dành cho nhà ở phổ biến hiện nay mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào công trình thực tế, diện tích xây dựng, vị trí địa lý địa chất, vật liệu thi công,… sẽ có những giá khác nhau.
3. Ví dụ về cách tính giá xây dựng:
+ Tính diện tích :
- Móng: 5 * 17 * 50 % = 42,5 m2
- Tầng Trệt: 5 * 17 = 85m2
- Gác lửng: 5 * 10 = 50 m2
- Mái: 5 * 17 * 30% = 25,5 m2
- Tổng diện tích sàn thi công : 203m2
+ Nhân đơn giá :
- Phần thô: 203m2 x 3.200.000 = Khoảng 650 triệu đồng. Gồm phần thô, nhân công hoàn thiện.
- Trọn gói: 203m2 x 5.000.000 = 1 tỉ 15 triệu đồng. Bao gồm cả phần thô, nhân công hoàn thiện và vật liệu hoàn thiện chưa có nội thất.
Tham khảo thêm => Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng đẹp hot nhất năm 2021