Chúng ta thường nghe mọi người nói: Ôi căn nhà đẹp thế, nhà này đẹp quá nhở... Nhưng định nghĩa "nhà đẹp" của bạn là như thế nào? Thiết kế lộng lẫy, sơn màu rực rỡ, nhiều hoa văn phào chỉ tinh xảo... hay đẹp là do diện tích rộng rãi, trang trí nội ngoại thất xa hoa?
Với những gia đình ở thị trấn hay thành phố, nơi có mật độ cư dân đông đúc thì thì cơ hội để sở hữu một lô đất rộng lớn là rất khó. Vậy chỉ với một dải đất có diện tích trung bình, mức thu nhập trung bình, chi phí dành cho xây dựng nhà cũng không quá nhiều, làm sao để có thể sở hữu một căn nhà đẹp về thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo chức năng cho gia đình.
Một bài toán về chi phí ra đời. Để đảm bảo cho các chức năng sử dụng, thì diện tích nhà thường thấy là rộng 60m2, dài khoảng 12m. Đó là một diện tích lí tưởng cho các kiến trúc nhà phố, phù hợp với các gia đình có mức thu nhập trung bình. Nhưng chi phí xây dựng luôn biến động, với một diện tích như vậy, thì một căn nhà phố có chi phí từ khi xây thô đến khi hoàn thiện là vào khoảng 800 triệu đến trên 1 tỉ, thời gian thi công là từ 3 đến 4 tháng. Sự biến động là dựa vào chất lượng vật liệu gia đình lựa chọn cùng những chi phí phát sinh (nhân công, thuê/ mua máy móc công trình,...) trong quá trình xây dựng.
Với những lí do đó, nhà lắp ghép 2 tầng ra đời và trở thành một xu hướng trong xây dựng hiện đại: vừa tiết kiệm chi phí so với nhà bê tông cốt thép truyền thống mà vẫn đảm bảo độ bền vững với thời gian. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chi phí xây nhà lắp ghép 2 tầng và dự tính mức chi phí hợp lí khi gia đình bạn muốn thi công xây dựng kiểu nhà này.
MỤC LỤC
Nhà lắp ghép có bị giới hạn về thiết kế kế trúc hay không?
Nhắc đến nhà lắp ghép, nhiều người nghĩ mẫu nhà này là dập khuôn, chỉ bao gồm các khung thép cứng ngắc mà không có nhiều kiểu dáng. Điều này là sai lầm. Với kiến trúc hiện đại như hiện nay, nhà lắp ghép được ra đời với vô vàn kiểu dáng và thể hiện ưu thế linh động của mình cho từng chức năng sử dụng khác nhau.
- Nhà lắp ghép ra đời ở Liên Xô cũ, và phổ biến ở các nước phương Tây với cấu tạo bằng thép. Bởi đặc tính cứng nhưng dễ uốn dẻo của thép, nên có thể dễ dàng tạo hình nghệ thuật với các chi tiết khung thép. Hơn nữa, bạn có thể lựa chọn các màu sơn theo ý thích của mình, tạo một dấu ấn riêng.
- Với những căn nhà lắp ghép 2 tầng khung thép như này, ở tầng 2, bạn hoàn toàn có thể bố trí kho chứa đồ, phòng giải trí, phòng đọc sách... Hãy thiết kế các dạng mái chống nóng, vừa tạo phong cách cho ngôi nhà, vừa làm giảm nhiệt lượng chiếu vào nhà.
- Nhà lắp ghép 2 tầng bằng vật liệu gỗ, kết hợp kính trong suốt và gạch ốp tường giúp tạo chiều sâu và tăng độ rộng cho ngôi nhà. Phần khung được sử dụng vẫn là khung thép, giúp ngôi nhà vững vàng và an toàn trong quá trình sử dụng.
- Nếu bạn ưa cầu kì và chi tiết hơn, có thể lựa chọn mẫu nhà lắp ghép 2 tầng mái thái. Điểm nhấn của căn nhà như này nằm ở phần mái. Bạn sẽ phải bố trí tỉ mỉ hơn, từ các khung dầm, trụ đỡ đến kèo đỡ cho phần mái này mà vẫn phải đảm bảo sự mềm mại, tinh tế. Phần mặt trước nhà, bạn có thể tham khảo các mẫu nhà 2 tầng mái thái, từ đó lựa chọn cho mình mẫu thiết kế nhà lắp ghép 2 tầng phù hợp nhất.
- Với phong cách hiện đại hiện nay, thiết kế nhà lắp ghép 2 tầng vô cùng đa dạng và không bị bó buộc vào bất kì khuôn mẫu nào. Nhà lắp ghép 2 tầng có thể ứng dụng cho các dạng biệt thự sân vườn nếu bạn sở hữu một dải đất rộng rãi, thoải mái. Lựa chọn nhà lắp ghép 2 tầng sẽ giúp căn nhà của bạn có ánh sáng tự nhiên gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm giác thoải mái và rộng rãi hơn.
Ưu điểm của nhà lắp ghép 2 tầng
1. Có tính thẩm mĩ cao
Với xu hướng xây dựng hiện đại, nhà lắp ghép 2 tầng có rất nhiều kiểu dáng kiến trúc cũng như đa dạng vật liệu xây dựng, không thua kém nhà kiểu nhà truyền thống. Ưu điểm này sẽ được làm rõ ở phần sau của bài viết.
2. Dễ dàng kiểm soát chất lượng khi thi công
Với các công trình xây dựng truyền thống, nếu không kiểm soát gắt gao thì rất dễ xảy ra tình trạng "rút lõi công trình" do chủ nhà chưa có kinh nghiệm . Tuy nhiên đối với xây nhà lắp ghép 2 tầng, mọi chi tiết đã được tính toán rất kĩ lưỡng và chi tiết, do đó dễ dàng kiểm soát chất lượng công trình.
3. Thân thiện với môi trường
Môi trường là một yếu tố quan trọng và cần cẩn thận khi thực hiện các công trình xây dựng. Việc xây nhà lắp ghép 2 tầng khoogn sinh ra rác thải và bụi bẩn như xây nhà truyền thống. Số lượng vật liệu do đã được tính toán chi tiết, nên trong quá trình thi công thường không phát sinh thêm vật liệu, rác thải rất ít và về cơ bản là sạch sẽ.
4. Có tuổi thọ lâu đời
Mặc dù không thể so sánh với nhà bê tông cốt thép nhưng nếu sử dụng các loại vật liệu tốt trong xây nhà lắp ghép 2 tầng, thì chất lượng công trình có thể được nâng cấp rất nhiều. Độ bền của nhà lắp ghép 2 tầng có thể lên đến 50 - 60 năm tùy thuộc vào điều kiện sử dụng cũng như vật liệu xây dựng.
5. Có thể xây dựng trên các địa hình hiểm trở, nền đất yếu
Đối với các nền đất dễ sụt lún hay các điều kiện hiểm trở, xa xôi như đồi núi, thung lũng, nhà lắp ghép 2 tầng dễ dàng xây dựng hơn nhà truyền thống. Công đoạn vận chuyển và thi công công trình cũng thuận lợi hơn.
6. Dễ dàng thay đổi, di chuyển
Bất cứ khi nào bạn muốn thay đổi cấu trúc căn nhà, thì nhà lắp ghép 2 tầng cũng rất cơ động, không lo bị lấn sang phần đất khác cũng như rất tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, các nguyên vật liệu xây dựng còn có thể tái sử dụng.
7. Chi phí xây dựng thấp hơn so với nhà truyền thông
Có rất nhiều nguyên do dẫn đến chi phí xây nhà lắp ghép 2 tầng thấp hơn so với nhà bê tông cốt thép truyền thống như: nền móng đơn giản, số lượng vật liệu xây dựng được tính chính xác gần như không có phát sinh, số lượng nhân công cũng như thời gian thi công được rút ngắn hơn (chỉ khoảng 50 ngày),...
Dự toán chi phí xây nhà lắp ghép 2 tầng
Chi phí xây nhà lắp ghép 2 tầng phụ thuộc vào các yếu tố: vật tư, nhân công và các chi phí phát sinh. Thông thường, các công ty xây dựng sẽ báo giá thi công dựa trên diện tích xây dựng, do vậy bạn cần nắm bắt được các thông tin cơ bản để hiểu được bảng báo giá.
Đối với xây nhà lắp ghép 2 tầng, có một số lưu ý như:
- Việc thi công nền móng đơn giản hơn so với xây dựng nhà truyền thống. Có thể linh động xây dựng trên bất kỳ địa hình nào, nền đất mềm dẻo, thậm chí địa chất không tốt.
- Công trình nhà lắp ghép 2 tầng không quá khó để thi công, nên dễ dàng đáp ứng được nhu cầu cũng như thiết kế các công trình theo ý tưởng của chủ đầu tư.
- Trong quá trình thi công cũng ít chi phí phát sinh, bởi vì các bộ phận chi tiết được sản xuất trong nhà. Do thi công đơn giản và nhanh chóng, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì các yếu tố thời tiết làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công.
- Sàn nhà lắp ghép 2 tầng nên sử dụng vật liệu như tấm thảm trải sàn, cao su hoặc sàn gỗ công nghiệp, vừa đẹp lại có chi phí hợp lý.
Giá thành chung cho chi phí xây nhà lắp ghép bạn có thể tham khảo:
- Chi phí thiết kế từ 100.000vnđ – 200.000vnđ/ m2 xây dựng.
- Chi phí thi công trọn gói phần thô: từ 2.800.000vnđ – 3.200.000vnđ/ m2.
- Chi phí thi công trọn gói, chìa khóa trao tay: 4.500.000 – 6.500.000vnđ/ m2.
Tuy nhiên, những số liệu trên còn phụ thuộc vào diện tích thi công, vật tư vật liệu xây dựng, chi phí vận chuyển,…
Như đã biết, chi phí xây nhà lắp ghép 2 tầng thường thấp hơn so với xây nhà truyền thống, đặc biệt là nhà bê tông cốt thép. Việc báo giá chi phí xây dựng nhà lắp ghép 2 tầng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như:
- Giá thành nguyên vật liệu: nhà lắp ghép thường được cấu thành từ vật liệu chính là thép. Dẫn đến, từng loại thép của từng thương hiệu khác nhau sẽ có giá thành khác nhau. Tuy nhiên, nhiều gia đình lựa chọn các vật liệu khác như các tấm panel xốp, gỗ,… với chi phí thấp hơn. Giá thành sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình.
- Diện tích và số tầng: nếu bạn yêu cầu xây dựng một căn nhà lắp ghép 2 tầng nhưng diện tích nhỏ và chia nhiều phòng, có thể chi phí xây dựng sẽ cao hơn so với một căn nhà với diện tích rộng và ít tầng hơn.
- Các công ty xây dựng thường báo giá xây nhà lắp ghép 2 tầng theo diện tích (ví dụ 2 triệu/ m2). Do đó, bạn cần nắm rõ diện tích căn nhà và số tầng mong muốn để có được bảng báo giá chuẩn xác nhất.
- Thời gian thi công: nếu thời gian thi công càng ngắn thì các chi phí liên quan càng giảm. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, chủ đầu tư yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công thì cần nhiều nhân công và máy móc hơn, chi phí xây nhà lắp ghép lại tăng. Cần cân nhắc kỹ càng ở tiến độ thi công để có chi phí hợp lí nhất.
- Vị trí địa lí: nếu căn nhà lắp ghép 2 tầng của bạn được tiến hành xây dựng ở nơi có địa hình khó khăn hiểm trở thì chi phí sẽ cao hơn vùng đồng bằng có điều kiện thuận lợi hay khu vực thành phố có giao thông thuận tiện.
Hiện nay, nhà lắp ghép 2 tầng được rất nhiều gia đình lựa chọn bởi tính tiện dụng, đảm bảo công năng và chi phí hợp lí. Hi vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về nhà lắp ghép và có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Có thể bạn muốn xem => Những yếu tố ảnh hưởng tới chi phí xây dựng nhà lắp ghép